News Ticker

Menu

Tiêu chuẩn chống thấm trong xây dựng rút ra từ TCVN 367 : 2006

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM TCXDVN 367 : 2006 (VẬT LIỆU CHỐNG THẤM TRONG XÂY DỰNG) hiện là tiêu chuẩn duy nhất có liên quan. Giúp mọi người trong và ngoài ngành xây dựng tìm hiểu một cách có hệ thống các phân loại về Vật liệu chống thấm và các cách thức, nguyên lý chống thấm tại Việt Nam.

Chongtham.com.vn sẽ trình bày lại tài liệu trên sao cho dễ hiểu với người đọc, tránh tình trạng nhìn thấy có quá nhiều con số sẽ dẫn đến không tập trung vào vấn đề cốt lõi.

I. Phân loại vật liệu chống thấm:

1. Phân loại theo nguồn gốc vật liệu
  • Vật liệu có nguồn gốc vô cơ: các vật liệu có gốc bitum, xi măng. Vật liệu IBST của Viện khoa học công nghệ xây dựng Việt Nam là vật liệu đầu tiên có gốc vô cơ do Việt Nam sản xuất ra. Ứng dụng chủ yếu trong vữa không co ngót, vữa tự san và tự chảy. Chống thấm và chống mài mòn.
  • Vật liệu có nguồn gốc hữu cơ: Vật liệu Intoc của Việt Nam là điển hình cho vật liệu này. Vật liệu có nguồn gốc hữu cơ thường thân thiện với môi trường và không độc.
  • Vật liệu hỗn hợp (vô cơ và hữu cơ): Rất phổ biến trên thị trường, thường có hai thành phần trộn với nhau.
2.Phân loại theo trạng thái vật liệu
Dạng lỏng
  • Dung môi nước
  • Dung môi hữu cơ
  • Không có dung môi
Dạng Paste (dạng hồ – keo -): là dạng hỗn hợp chống thấm có dạng sệt như vữa hoặc sơn epoxi
  • Một thành phần
  • Nhiều thành phần (thường là 2 thành phần khô và lỏng trộn vào nhau)
Dạng rắn
  • Dạng hạt
  • Dạng thanh: phổ biến là thanh cản nước hay thanh trương nở (water stop) có cấu tạo từ cao su có tính trương nở cao khi gặp nước. Được dùng trong thi công mạch ngừng hoặc cổ ốngThanh cản nước Made in Việt Nam
  • Dạng băng: Waterbars . Những người thi công nền móng các tòa nhà cao tầng chắc không lạ với loại vật liệu này. Đặt băng cản nước là yêu cầu bắt buộc tại các mạch ngừng của tầng hầm. Loại băng này được làm từ nhựa PVC có cấu tạo đặc biệt giúp ngăn cản bất kỳ sự thẩm thấu do nứt vỡ nào tại mạch ngưng.
  • Dạng tấm trải: Đây là loại phổ biến có trên thị trường. Tấm trải thường làm bằng Bitum được gia cố thêm sợi thủy tinh hoặc lớp khoáng (cát hoặc đá). Tấm trải thường có khổ rộng tiêu chuẩn 1 m. Chất lượng của tấm trải phụ thuộc vào chất lượng của Bitum làm ra chúng. Nếu Bitum kém thì thường dẫn đến lúc thi công sẽ bị bục màng hoặc chảy không đều, bám dính kém. Bitum tinh chế sẽ không bị hiện tượng này. Các tấm trải mặt cát có xuất xứ từ Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ thường có chất lượng gia công kém hơn các tấm trải có chất lượng từ Châu Âu hoặc tuân theo tiêu chuẩn Châu Âu (EU)

3. Phân loại theo nguyên lý chống thấm

Ở đây chúng ta quay lại định nghĩa thế nào là chống thấm ? Theo wikipedia thì chống thấm là việc ngăn chặn nước dưới dạng lỏng thâm nhập xuyên qua hay lan tràn vào trong một vật dụng nào đó, trong những điều kiện quy định.
Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản hơn: Chống thấm là ngăn nước hoặc chuyển hướng dòng nước (hơi ẩm) thấm sâu vào hạng mục cần xử lý. Việc ngăn hoặc chuyển hướng này có 3 cách:
  • Chống thấm bề mặt: chuyển hướng dòng nước, hơi ẩm. Các dạng tấm trải Bitum, sơn chống thấm là điển hình cho nguyên lý này. Về bản chất ở đây là bề mặt cần chống thấm được cách ly hoàn toản khỏi nguồn gây thấm. Nếu màng hay tấm trải Bi Tum bị thủng, rách thì sẽ dẫn đến bị thấm bình thường.
  • Chống thấm toàn khối: ngăn nước từ bên trong, phối trộn với vật liệu chống thấm để cả khối vật liệu trở nên có tính kháng nước. Phướng pháp này thường dùng để chống thấm từ đầu ngay từ khi thi công các Công trình. Tại các khu vực xung yếu như nhà vệ sinh, nhà tắm, hố thang máy, seno. Cần bắt buộc thi công theo hình thức này. Giá cả vật liệu loại này cũng không quá đắt. Phù hợp với túi tiền của người Việt Nam
  • Chống thấm chèn, lấp đầy : Vật liệu chống thấm sau khi được phun, quét lên bề mặt vật liệu sẽ thẩm thấu sâu vào bên trong vật liệu, chèn và điền đầy các mạch mao dẫn, kẽ hở giữa các hạt cốt liệu, giúp cho vật liệu trở nên kháng nước, kháng ẩm. Phương pháp này thường chỉ biến bề mặt ngoài của vật liệu trở lên kháng nước. Độ dày của lớp kháng nước vào khoảng 5-10 mm (tùy vào thành phần cấu tạo của Vật liệu đó)
Nguồn bài viết lấy từ link: http://chongtham.com.vn/dieu-can-biet/tieu-chuan-chong-tham/

Share This:

Trần Văn TCL

Là người viết Blog cho công ty Xây Dựng TCL. Tôi hi vọng những bài viết trong này đem đến cho các bạn một giá trị nào đó, khác với những bài quảng cáo bốc giời ngoài kia. Bạn thi công cho khách hàng bạn cần đảm bảo đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Đừng lựa chọn những đơn vị chỉ biết bán ko biết tư vấn.

  • To add an Emoticons Show Icons
  • To add code Use [pre]code here[/pre]
  • To add an Image Use [img]IMAGE-URL-HERE[/img]
  • To add Youtube video just paste a video link like http://www.youtube.com/watch?v=0x_gnfpL3RM