News Ticker

Menu

Vấn đề chống thấm thường gặp

HIỆN TƯỢNG THẤM TẠI CÁC KHU VỰC
Theo quá trình đô thị hóa hiện nay. Hiện tượng thấm dột ngày nay đã trở nên phổ biến . Để khắc phục các hậu quả của hiện tượng này cần các gia chủ phải bỏ ra một khoản đầu tư không nhỏ . Hơn thế nữa có những trường hợp phải thi công chống thấm nhiều lần do đơn vị thi công không đánh giá hết được các nguyên nhân gây ra thấm. Nói thấm gây ra nhiều phiền toái là không đủ. Bài viết dưới sẽ trình bày rõ ràng hơn về vấn đề này.
Câu hỏi: Thấm hay xảy ra ở những khu vực nào ? Ảnh hưởng của hiện tượng thấm tại những khu vực đó ?
Trả lời: Thấm là hiện tượng nước xâm nhập vào kết cấu của vật liệu. Tại những vị trí chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp với nước sẽ bị thấm. có thể minh họa bằng hình sau



Với các trường hợp:
  • Thấm tại tầng hầm, móng, chân tường, cống, rãnh,hố thang máy
  • Thấm tại bể phốt, bể nước (ngầm, nổi).bể bơi
  • Thấm tại tường (vách ngăn), sàn hoặc nền nhà, hộp kỹ thuật, hệ thống nước, cổ ống, khu vệ sinh và các khu vực liên quan
  • Thấm tại tường ngoài, mái ( trần ), sàn ban công, lô gia, sê nô , hệ thống thoát nước mái
  • Thấm tại các vị trí tiếp giáp giữa một hoặc nhiều loại vật liệu: Cửa sổ, cửa chính,hệ thống thông hơi , miệng phiễu( cổ ống)….

1.Thấm tại tầng hầm, móng, chân tường, cống…
Nguyên nhân: có nhiều nguyên nhân gây ra thấm ở những vị trí này. Nhưng phổ biển nhất thì thấm thường xảy ra tại mạch ngừng khi đổ bê tông, lỗ bu lông, đường ống kỹ thuật xuyên qua tường và đáy, tầng hầm bị lún nứt vì nền yếu, có một số trường hợp là lỗi thiết kế không đúng độ dày bê tông cốt thép,thi công không kỹ tạo ra nhiều mạch mao dẫn tạo điều kiện nước thẩm thấu vào trong nhà.


Trường hợp 2. Thấm tại bể , bể phốt …
Nguyên nhân:các công trình này thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nước. Tại các bề mặt tiếp xúc với nước sẽ phải chịu áp suất thủy tĩnh. Áp suất này thay đổi theo mực nước trong bể . Hơn nữa trong những trường hợp là bể ngầm thì sẽ phải chịu áp lực của nước từ hai phía. ( phía trong do nước của bể, phía ngoài do tầng nước ngầm ) .



Trường hợp 3. Thấm tại tường, vách ngăn, sàn nhà,wc, hệ thống thông hơi…
Nguyên nhân: Các khu vực này được bổ trí ở trong nhà nên nguyên nhân gây thấm thường do các nguồn nước sử dụng : bể, bồn tắm, khu vệ sinh… hoặc do hệ thống câp và thoát nước sinh hoạt thường tại cổ ống hoặc mối tiếp giáp



Trường hợp 4. Thấm tại mái , trần, sàn ban công, hệ thống thu và thoát nước…
Nguyên nhân: Nguồn thấm chủ yếu là nước mưa . Do Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa . Nên các khu vực này thường chịu tác động trực tiếp của khí hậu. Nắng, gió , độ ẩm, bức xạ ..vv . Những năm gần đây do diện tích có hạn . Nên những kết cấu có tác dụng để che nắng, mưa, chắn gió như ban công, lôgia, cửa chớp ,ô văng ( mái nhỏ vươn ra từ phía trên cửa sổ để che mưa, nắng ), mành mành thường ít được chú ý hoặc bị loại bỏ hẳn .


Trường hợp 5. Thấm tại các vị trí tiếp giáp…
Nguyên nhân: Thấm tại các vị trí này , thường tại vị trí tiếp giáp giữa khối xây(tường gạch) và kết cấu bê tông, gỗ, sắt..vv.. . Tại những khe này liên kết giữa các lớp vật liệu lỏng lẻo. Thời gian đầu có thể không xuất hiện các vết nứt rạn. Nhưng với các tác động ngoại vi và nội tại như: sụt lún, dãn nở không điều, chịu các tác động cơ học, nhiệt độ ... Sau khoảng 2-3 năm chúng sẽ xuất hiện



Share This:

Post Tags:

Trần Văn TCL

Là người viết Blog cho công ty Xây Dựng TCL. Tôi hi vọng những bài viết trong này đem đến cho các bạn một giá trị nào đó, khác với những bài quảng cáo bốc giời ngoài kia. Bạn thi công cho khách hàng bạn cần đảm bảo đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Đừng lựa chọn những đơn vị chỉ biết bán ko biết tư vấn.

  • To add an Emoticons Show Icons
  • To add code Use [pre]code here[/pre]
  • To add an Image Use [img]IMAGE-URL-HERE[/img]
  • To add Youtube video just paste a video link like http://www.youtube.com/watch?v=0x_gnfpL3RM